Viêm gan B là căn bệnh rất dễ lây truyền nếu không biết rõ về chúng. Vì vậy để phòng tránh, điều trị bệnh quý vị cần tìm hiểu kỹ về bệnh. Dưới đây nhà thuốc chia sẻ chi tiết về Viêm Gan B, con đường lây truyền Viêm gan B, cách điều trị và phòng bệnh Viêm gan B hiệu quả.

Contents

Nguyên nhân Viêm Gan B?

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là do virus (Hepatitis B Virus( HBV)) gây ra. Các nhà khoa học tìm thấy loại virus viêm gan b này khá sớm, những năm 1982 các nhà khoa học đã nghiên cứu ra vắc xin dự phòng hiệu quả.

Viêm gan B có nguy hiểm không?

Theo kết quả thống kê năm 2013 thì Việt Nam có khoảng 31.000 ca tử vong do ung thư Gan gây ra. Tỷ lệ mắc viêm gan B ở Việt Nam rất cao. Cứ 8 người thì sẽ có 1 người nhiễm viêm gan B mạn. Viêm gan B là nguyên nhân của 37% các ca tử vong du ung thư gan trên thế giới. Viêm gan B ở Việt Nam chủ yếu do lây truyền từ mẹ sang con. Để phòng tránh được Viêm Gan B chúng ta cần một giải pháp tổng thể.

Đường lây truyền Viêm gan B thế nào?

Để hiểu và phóng tránh viêm gan b hiệu quả quý vị cần biết rõ con đường lây truyền vi rút viêm gan để phòng tránh. Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, vì vậy chúng có thể lây theo 3 con đường: Từ mẹ sang con (sinh con), qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn.

Lây từ mẹ sang con

Lây từ mẹ sang con là con là đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt nam hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm gan B thường gặp nhất. Nhiều phụ nữ mang thai không biết mình bị viêm gan B do không có triệu chứng và không được xét nghiệm.

Lây qua đường máu

Con đường thứ 2 là lây truyền qua đường máu. Viêm gan B có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm vi rút. Ví dụ:

• Tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương
• Dùng chung dao cạo hoặc bằng chải đánh răng đã có nhiễm máu
• Tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế
• Truyền máu không an toàn

Lây qua quan hệ tình dục

Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Mặc dù dùng bao cao su có thể giảm nguy cơ truyền viêm gan B, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B vẫn là tiêm phòng.

Viêm gan B lây qua đường nào, có nguy hiểm không?
Con đường lây truyền Viêm Gan B!

Viêm gan B lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B là căn bệnh phổ biến, vì vậy nhiều người không hiểu rõ con đường lây truyền nên sinh ra kỳ thị người viêm gan b. Để tránh nhầm lẫn cũng như những hiểu lầm về cong đường lây truyền viêm gan b qua đường ăn uống SADU xin được giải thích rõ như sau: Bệnh viêm gan B không thể lây qua đường ăn uống giống như viêm gan A. Thực tế, vi rút viêm gan B KHÔNG lây truyền qua:

• ăn uống chung, dùng chung cốc, chén, bát đũa
• làm việc chung cùng cơ quan, văn phòng
• ôm, hôn
• ho hoặc hắt hơi
• bắt tay
• muỗi đốt
• cho con bú sữa mẹ

Viêm gan B cấp và mạn tính có nguy hiểm không?

Ung thư có thể tìm thấy sớm ở bệnh nhân viêm gan b mạn ngay cả khi không có xơ gan. Chính vì vậy cần phải thường xuyên kiểm tra, sàng lọc ung thư gan.

Những người có triệu chứng viêm gan b cấp như: Vàng da, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn phải đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra tổng thể. Người mắc viêm gan b mạn thường KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG cho đến khi bị xơ gan hoặc bệnh gan tiến triển nặng. Khi mắc viêm gan b cấp có thể dẫn đến 1 trong 3 tình huống sau:

1. Phục hồi sau khi nhiễm trùng và tạo ra miễn dịch bảo vệ

Cơ thể loại bỏ vi rút viêm gan B sau vài tháng và (có triệu chứng hoặc không), tạo được miễn dịch bảo vệ suốt đời. Hiện nay không có thuốc chữa khỏi viêm gan B cấp mà chỉ có thuốc điều trị hỗ trợ.

2. Tiến triển thành viêm gan tối cấp và tử vong do suy gan.

Gây tổn thương nhiều tế bào gan nặng nề, dẫn tới suy gan cấp hoặc thậm chí tử vong. Rất may là điều này chỉ xảy ra ở tỷ lệ nhỏ (1%).

3. Tiến triển thành viêm gan B mạn

Cơ thể không loại bỏ vi rút dẫn tới mắc viêm gan mạn suốt đời. Hiện nay đã có thuốc kháng vi rút điều trị hiệu quả viêm gan B mạn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần khám theo dõi và sàng lọc ung thư gan định kỳ để phát hiện sớm tổn thương gan. Nếu không được điều trị và theo dõi đúng cách, khoảng ¼ người mắc viêm gan B mạn sẽ tử vong do xơ gan, ung thư gan hoặc suy gan.

Có tới 90% trẻ sơ sinh nhiễm vi rút viêm gan B sẽ tiến triển thành viêm gan B mạn. Trẻ không được tiêm phòng hoặc mắc vi rút do thực dành tiêm không an toàn tại các cơ sở y tế cũng có nguy cơ cao tiến triển thành viêm gan b mãn. Vì vậy phải tiêm phòng vi rút viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h.

Có đến 30-35% người trung tuổi mắc viêm gan b có triệu chứng viêm gan mệt mỏi, chán ăn, vàng da, và khoảng 6-10% sẽ tiến triển thành viêm gan B mạn.

Đối tượng cần tiêm phòng Virus viêm gan b?

• trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng
• cán bộ y tế
• thành viên gia đình người mắc viêm gan B
• người tiêm chích ma túy
• nam có quan hệ tình dục đồng giới
• người nhiễm HIV
• người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
• người có nhiều bạn tình
• bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối hoặc bệnh gan mãn tính
không liên quan đến viêm gan B

Thời gian tiêm phòng vi rút viêm gan b
Thời gian tiêm phòng vi rút viêm gan b
Loại kim tiêm phòng vi rút viêm gan b
Loại kim tiêm phòng vi rút viêm gan b
Thời gian tiêm phòng vi rút viêm gan b
Thời gian tiêm phòng vi rút viêm gan b
Thời gian tiêm phòng vi rút viêm gan b
Thời gian tiêm phòng vi rút viêm gan b

Bảng kiểm 7 bước với bệnh nhân viêm gan B mạn

1. Tư vấn và giải thích cho bệnh nhân về tình trạng nhiễm

Giải thích về kết quả, ý nghĩa của các xét nghiệm và tình trạng nhiễm. Cung cấp cho bệnh nhân tờ rơi hoặc tài liệu truyền thông nếu có

2. Khám theo dõi và đánh giá định kỳ mức độ tổn thương gan

Người mắc viêm gan B có thể sống khỏe mạnh hoàn toàn bình thường nếu được khám theo dõi và đánh giá thường xuyên mức độ tổn thương gan và ung thư gan. Phát hiện và chẩn đoán SỚM các tổn thương tại gan sẽ giúp việc điều trị được hiệu quả.

3. Tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Viêm gan A là tình trạng nhiễm trùng tại gan do một loại vi rút viêm gan khác. Viêm gan A lây nhiễm qua đường ăn uống, do thức ăn hoặc nước uống nhiễm vi rút. Người mắc viêm gan B cũng cần được tiêm phòng viêm gan A để giảm nguy cơ gây tổn hại thêm cho gan.

4. Tư vấn cho bệnh nhân hạn chế uống rượu bia và các chất hại gan

Uống rượu gây độc cho gan và có thể làm bệnh nhanh tiến triển sang đoạn xơ gan hoặc suy gan. Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa aflatoxin như các loại hạt có nấm mốc vì có thể tăng nguy cơ mắc ung
thư. Hãy trao đổi với bác sĩ về các thuốc bạn sử dụng vì một số thuốc có thể gây hại gan.

5. Tư vấn cho người nhà bệnh nhân xét nghiệm và sàng lọc viêm gan B

Người nhà, vợ, chồng hoặc bạn tình của người mắc viêm gan B cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs. Các xét nghiệm này là để kiểm tra: 1) người đó có mắc viêm gan B mãn tính và cần theo dõi hoặc điều trị không; 2) người đó đã có miễn dịch bảo vệ chưa và có cần tiêm vắc xin không.

6. Tư vấn cho người bệnh cách dự phòng lây truyền sang người khác

Băng bó vết thương hở đúng cách, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không dùng chung các vật dụng cá nhân có thể dính máu như dao cạo hoặc bàn chải đánh răng. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, không dùng chung các thiết bị theo dõi đường huyết có thể dính máu. Tư vấn cho người bệnh không tham gia hiến máu, tạng, mô hoặc tinh trùng.

7. Nếu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, điều trị hoặc giới thiệu bệnh nhân đến các cơ sở điều trị phù hợp

Không phải ai mắc viêm gan B mạn cũng điều trị bằng thuốc. Chỉ định điều trị viêm gan B phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm men gan, tải lượng vi rút, tình trạng xơ gan hoặc bệnh nhân có đang điều trị ung thư bằng hóa trị liệu hay không

Sơ đồ bệnh lý, xét nghiệm?

Sơ đồ bệnh lý, xét nghiệm?
Sơ đồ bệnh lý, xét nghiệm?
Sơ đồ bệnh lý, xét nghiệm?
Sơ đồ bệnh lý, xét nghiệm?

Cách điều trị viêm gan B?

Sử dụng thuốc kháng vi rút:

Để điều trị viêm gan B cách đầu tiên là sử dụng thuốc kháng vi rút viêm gan b. Các loại thuốc kháng vi rút viêm gan B hiện gồm có α interferon, β interferon, γ interferon, vidarabi, ribavirin, acid polyinosinic-polycytidylic…

Sử dụng thuốc điều tiết miễn dịch:

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng vi rút thì việc sử dụng thuốc điều tiết miễn dịch cũng là cần thiết. Đây là phương pháp giúp tăng cường miễn dịch rất tốt. Quý vị có thể tham khảo sử dụng một số thuốc tăng cường miễn dịch sau; coenzyme, polysaccharid ganoderma, polysaccharid nấm hương, polysaccharid polupor theem vaccin gan B, dịch sơn đậu căn…

Thuốc ức chế miễn dịch:

Ức chế miễn dịch là cách cũng khá hiệu quả hiện nay. Quý vị có thể tham khảo sử dụng một số thuốc tăng cường miễn dịch sau; adrenalin, azathioprin, penicillamin, hydrochlorid…

Liệu pháp truyền ngược tự thân:

Ngoài các phương pháp trên thì phương pháp chữa viêm gan b truyền ngược tự thân tỏ ra khá hiệu quả. Phương pháp này giúp khuyến khích cơ thể sản sinh tế bào có tính sát thương, lợi dụng chức năng tăng cường miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt virus viêm gan, tránh được tình trạng bệnh tái phát.

Điều trị viêm gan B bằng tế bào gốc:

Đây là phương pháp tỏ ra hiệu quả nhất hiện nay. Việc nghiên cứu ra phương pháp điều trị viêm gan B bằng tế bào gốc đã giúp bệnh nhân có thêm cơ hội, và khắc phục được hầu hết các hạn chế phương pháp trên.

Chữa viêm gan B bằng đông y?

Chữa viêm gan B bằng đông y là cách mà nhiều người Việt Nam sử dụng thời gian qua. Đến nay đã có khá nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc đông y tỏ ra hiệu quả. Đây là phương pháp cuối cùng mà người bệnh tìm đến sau khi đã sử dụng tất cả những phương pháp trên mà vẫn chưa hiệu quả.

Ưu điểm: phương pháp này giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan, đào thải độc tố giúp gan từ từ ổn định.

Nhược điểm: tuỳ cơ địa từng người mà thời gian phục hồi nhanh hay chậm. Vì vậy khi theo đuổi phương pháp đông y cần tuân thủ những nguyên tắc của đông y.

Chữa viêm gan B bằng cà gai leo?

Các nhà khoa học Việt Nam đã chỉ ra rằng cây cà gai leo có tác dụng kìm hãm, âm tính vi rút viêm gan B khá hiệu quả. Có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề tài cấp nhà nước chứng minh tính khả dụng của cà gai leo. Đến nay đã có nhiều công ty dược phẩm sản xuất các chế phẩn từ cà gai leo và có kết quả tốt. Cà gai leo sadu đang là đơn vị dẫn đầu thị trường với vùng dược liệu, dược tính cao nhất theo kết quả xét nghiệm của Viện dược liệu.

Nguồn: https://cagaileosadu.com.vn/cach-chua-viem-gan-b.html