Cây thuốc cà gai leo được cho rằng không thua kém gì thuốc tân dược trong việc điều trị bệnh, nhất là bệnh gan. Chính vì thế, nhiều người dân đã tìm đến loại thuốc này để dữ trữ và tự chế biến thành thuốc tại nhà, đặc biệt phần rễ cây được sử dụng nhiều nhất. Để hiểu tường tận xem rễ cây cà gai leo có tác dụng gì và dùng thế nào cho đúng, mời các bạn cùng xem qua các thông tin dưới đây.

Rễ cây cà gai leo có tác dụng gì?

Cà gai leo thích nghi được ở những nơi có nhiều ánh sáng, phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trong nước, nhất là ở miền trung. Tùy theo vùng miền khác nhau, cà gai leo còn có những cái tên khác như cà vạnh, cà quýnh, cà cườm, cà lù, cà gai dây,…

Vì có nhiều người săn tìm loại cây này nên muốn tìm ra cà gai leo cũng không còn dễ dàng như trước. Nhiều nơi đã tìm chặt cây cà gai leo, phơi khô và bán ra thị trường nhưng loại này dễ bị trộn với các loại cà dại phơi khô nên các bạn cần hết sức lưu ý.

 

Cà gai leo có thân dây, thường bò trên mặt đất hoặc leo trên các thân cây, bờ rào. Rễ cây cà gai leo dài khoảng 10-20cm chia làm nhiều phân nhánh nhỏ, xem là rễ phụ của cây. Rễ cây mềm, còn phần chuôi rễ lại cứng, có lớp vỏ bao quanh màu vàng, nâu.

rễ cây cà gai leo
Rễ cây cà gai leo dùng làm thuốc chữa bệnh về gan!

Rễ cây cà gai leo có tác dụng gì lại được săn tìm nhiều như vậy?

Nguyên nhân xuất phát từ thành phần của rễ cây cà gai leo rất quý giá.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy rằng trong rễ cây cà gai leo có chứa nhiều tinh bột và các hoạt chất quý như Ancaloid, Glycoalcaloid,…

Đặc biệt, phần rễ cây cà gai leo chữa thành phần Glycoalcaloid gấp 3 lần so với phần thân cây. Hoạt chất này có tác dụng bảo vệ tế bào gan, phục hồi chức năng gan, chống lại virus viêm gan B, ngăn chặn sự phát triển của chứng xơ gan nên rất tốt trong việc hỗ trợ các điều trị bệnh gan.

Theo kinh nghiệm dân gian, rễ cây cà gai leo còn được sử dụng để giải độc rượu bia hoặc các bệnh liên quan, do rượu bia gây ra. Rễ cây còn được sử dụng để chống say rượu, làm mát gan.

Các công dụng khác của rễ cây còn là trị phong thấp, sâu răng, chảy máu chân răng, người bị dị ứng do gan nóng,

Cách sử dụng rễ cây cà gai leo để trị bệnh theo phương pháp dân gian

Sau khi biết rễ cây cà gai leo có tác dụng gì, mời các bạn cùng tìm hiểu cách dùng rễ cây theo phương pháp dân gian ra sao.

Đầu tiên, bạn cần phải phơi khô rễ cây cà gai leo hoặc sao vàng trên lửa nhỏ cho đến khi khô. Lưu ý, nếu phơi khô dưới nắng cần đảm bảo nơi phơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn hay côn trùng bám vào.

  • Đối với người mắc bệnh gan như viêm gan B, gan nhiễm mỡ, suy gan,…nên dùng nước sắc từ rễ cây cà gai leo thường xuyên để thuyên giảm bệnh. Mỗi ngày hãy dùng khoảng 100g rễ cây phơi khô đun sôi với 2 lít nước rồi chắt uống trong ngày. Nếu có dùng kèm thuốc Tây thì uống cách nhau khoảng 1-2 tiếng là tốt nhất.
  • Đối với người muốn giải độc rượu bia, cũng nên nấu rễ cây cà gai leo với nước rồi uống sau khi uống rượu bia. Để chống say, bạn có thể ngậm 1 đoạn rễ trong 7-10 phút trước khi dùng rượu bia.
  • Đối với các bệnh khác như đau răng, vàng da, dị ứng, phong thấp,…hãy dùng khoảng 50g rễ cây cà gai leo phơi khô pha với 1 lít nước để uống trước bữa ăn.

Trên đây là những cách trị bệnh theo phương pháp dân gian nên các bạn cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cà gai leo làm thuốc tại nhà. Nếu dùng sai liều lượng hoặc sai cách có thể gây sốc thuốc.

rễ cây cà gai leo
Rễ cây cà gai leo và cây cà gai leo!

Đối với những trường hợp mang thai hoặc bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng cà gai leo. Vì chưa có nghiên cứu nào trên các đối tượng này nên cần hết sức cẩn trọng, không tự ý dùng thuốc.

Tốt nhất, các bạn nên tìm mua những loại thuốc cà gai leo chế biến sẵn vì có những ưu điểm nổi trội sau:

  • Sản phẩm của những thương hiệu uy tín sẽ đảm bảo rõ được nguồn gốc xuất xứ của dược liệu.
  • Sản phẩm đã trải qua kiểm định chất lượng từ cơ quan chức năng.
  • Hàm lượng dược tính của sản phẩm cao nên hiệu quả trị bệnh tốt.
  • Khi mua, khách hàng được hướng dẫn sử dụng kỹ lưỡng trong suốt quá trình sử dụng.

Xem thêm: Thuốc cà gai leo!