Quả Mâm Xôi có lợi ích sức khoẻ rất thần kỳ mà nhiều người vẫn chưa từng biết tới. Đây là loài quả mọc nhiều ở Việt Nam, thế nhưng mãi đến tận bây giờ mới được trang One Green Planet nhắc tới với những công dụng thần kỳ trong sức khoẻ. Để hiểu rõ về quả mân xôi chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ về giống loài, thành phần, công dụng, hoạt tính của quả Mâm Xôi.

Thông tin quả mâm xôi:

Mâm xôi, Ðùm đùm – Rubus alceaefolius Poir. (R.moluccanus L) thuộc họ Hoa hồng – Rosa- ceae. Cây nhỡ mọc trườn, thân, cành, cuống lá, cuống hoa đều có gai nhỏ. Lá đơn có cuống dài, mọc so le, phiến lá chia 5 thuỳ không đều, gân chân vịt, mép có răng không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông lởm chởm, mặt dưới có lông mềm màu xám. Cụm hoa thành đầu hay chùm ở nách lá, màu hồng. Quả hình cầu, gồm nhiều quả hạch tụ họp lại như dáng mâm xôi, khi chín màu đỏ tươi. Hoa tháng 2-3, quả tháng 5-7.

Bộ phận dùng:

Quả, cành lá – Fructus, Ramulus Rubi Alceaefolii.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng đồi núi, ven đường đi, trong rừng thưa khắp nước ta. Quả hái lúc chín, cành lá thu hái quanh năm, thái ngắn, phơi khô.

Thành phần hoá học:

Quả chứa các acid hữu cơ, chủ yếu là acid citric, malic, salycilic. Lá chứa tanin.

Tính vị, tác dụng:

Quả có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương mạnh sức. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ tiêu viêm.

Quả mâm xôi!
Quả mâm xôi!

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả thường được dùng ăn. Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hoá. Quả chữa đau thận hư, tinh ứ, liệt dương, đái són, vãi đái, hoạt tinh, di tinh.

Liều dùng: 20-30g sắc uống hoặc phối hợp với các vị Ba kích, Kim anh, mỗi vị 10-15g. Cành lá (và rễ) dùng chữa viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng, dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống làm thông máu, tiêu cơm.

Cây dùng làm trà uống mát, lợi tiểu tiện. Liều dùng 10-15g hãm hoặc sắc uống. Ở Ấn Ðộ người ta dùng quả làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em. Lá được dùng làm thuốc điều kinh, gây sẩy thai.

Ðơn thuốc:

Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú, dùng 30-40g cành lá cây mâm xôi, với cây Ô rô, Mộc thông, mỗi vị 15-20g, sắc uống.

Có bao nhiêu loại quả mâm xôi?

Cùng là một loại mâm xôi nhưng chúng có những màu sắc đa dạng khác nhau như: mâm xôi đỏ, mâm xôi đen, mâm xôi vàng. Trong đó phổ biến nhất là mâm xôi đỏ. Sở dĩ cái tên mâm xôi ra đời là vì chúng có những búi hạt căng mọng nổi lên như đĩa mâm xôi vậy.

Thừa hưởng những đặc tính của dòng họ dâu, nên quả mâm xôi cũng tiếp nhận được mùi vị gần như thế. Dù là mâm xôi đỏ hay đen thì khi ăn vào chúng có ngọt thanh, chua nhẹ. Đôi khi có người lại nhằm lẫn hai loại quả này với nhau. Mặc dù quả dâu tằm lại khá giống với mâm xôi đen, nhưng trên thực tế đây là 2 loại quả khác nhau.

10 Lợi ích sức khoẻ:

Tăng cường nhận thức

Nhờ có chất chống ô xy hóa và kháng viêm anthocyanin, quả mâm xôi có thể giúp tăng cường nhận thức và giảm nguy cơ bị các vấn đề liên quan đến cơ vận động sau này trong đời. Hãy chọn quả mâm xôi nếu muốn bảo vệ các tế bào não khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa tình trạng viêm trong não.

Nhiều chất xơ

Chất xơ không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển các vi khuẩn ruột lành mạnh, giảm cholesterol, làm chậm hấp thu đường trong dòng máu và làm cho bạn no lâu hơn. Quả mâm xôi được cho là có hàm lượng chất xơ cao hơn hầu hết các loại trái cây khác.

Cải thiện thị lực

Do quả mâm xôi chứa nhiều carotenoid như beta-carotene và lutein, chúng được cho là có thể giúp cải thiện thị lực và sức khỏe mắt nói chung. Những chất này còn có đặc tính kháng viêm nên có thể hỗ trợ võng mạc khi tiếp xúc với ánh sáng xanh hoặc ánh sáng mặt trời.

Nguồn vitamin K tuyệt vời

Vitamin K hỗ trợ phát triển xương, đông máu sau thương tích và ngăn ngừa calcium tích tụ trong cơ thể và làm gián đoạn quy trình bình thường. Thiếu hụt vitamin K có thể góp phần gây loãng máu và gãy xương. Quả mâm xôi có thể đáp ứng 1/3 giá trị vitamin K khuyến nghị hằng ngày.

Chống vi khuẩn miệng

Các nghiên cứu mới cho thấy chiết xuất từ quả mâm xôi có thể giúp chống lại các pathogen gây ra những bệnh về nướu. Đó là vì các chất chống ô xy hóa trong chiết xuất quả mâm xôi có các đặc tính kháng khuẩn nên rất đắc dụng trong việc bảo vệ sức khỏe miệng.

Kho vitamin C

Vitamin C là loại sinh tố có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, tạo collagen trong cơ thể, làm lành vết thương, ngăn ngừa ung thư… Đừng nghĩ chỉ có chanh là nguồn vitamin C đáng kể nhất!

Có lợi cho đường tiêu hóa

Hầu hết mọi người không ăn đủ chất xơ mà cơ thể cần. Điều này dẫn đến một vấn đề: Chế độ ăn uống ít chất xơ có liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, và đau dạ dày. Và theo một nghiên cứu về tim mạch năm 2013 trên trang British Medical Journal, không cung cấp đủ chất xơ có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp bạn:

  • Giảm cholesterol
  • Thúc đẩy cử động ruột thường xuyên
  • Giúp cảm thấy no lâu hơn nên sẽ góp phần giảm cân
  • Cung cấp nhiên liệu để nuôi dưỡng vi khuẩn ruột khỏe mạnh
  • Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ hấp thụ đường
  • Một quả phúc bồn tử dù nhỏ nhưng có rất nhiều chất xơ, 220 g phúc bồn tử đã chứa gần 8 g chất xơ.

Cung cấp mangan

Bạn không nghe nhiều về mangan như các khoáng chất khác, nhưng mangan là một chất thiết yếu cho xương phát triển khỏe mạnh và một hệ miễn dịch khỏe. Mangan cũng giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate, amino axit và cholesterol. Giống như vitamin C, mangan đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành collagen. Và loại enzyme giúp mangan hình thành nên collagen, prolidase, cũng có tác dụng giúp làm lành vết thương. Mangan có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát lượng đường trong máu và giảm động kinh.

220 g mâm xôi thô chứa 0,9 mg mangan, gần một nửa giá trị được đề nghị hàng ngày. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng hấp thụ mangan quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Dù vậy, trên thực tế thì bạn sẽ không ăn quá nhiều mangan thông qua các bữa trong ngày, trừ khi cơ thể bạn có cơ chế ngăn ngừa việc loại bỏ lượng mangan dư thừa, như bệnh gan mãn tính hoặc thiếu máu.

Tăng cường khả năng “chăn gối”

Theo các nhà khoa học thì cơ quan sinh dục suy yếu có hàm lượng kẽm thấp. Trong hạt của phúc bồn tử có hàm lượng kẽm rất cao và được cơ thể hấp thụ rất tốt. Kẽm giúp kiểm soát lượng testosterone, giúp nam giới hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng. Bên cạnh đó, phúc bồn tử còn chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, hỗ trợ việc lưu thông máu đến cơ quan tình dục. Vì vậy, đây là loại quả được khuyên nên ăn thường xuyên để tăng cường khả năng sinh lý, đặc biệt là với cánh đàn ông.

Bên cạnh đó, vitamin C và magiê trong phúc bồn tử có thể cải thiện khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Một giả thuyết khẳng định rằng các chất chống oxy hóa trong phúc bồn tử góp phần tăng cường chất lượng tinh trùng và làm giảm nguy cơ sẩy thai.

Giúp cơ thể chống viêm

Phúc bồn tử bảo vệ màng tế bào nhờ đặc tính chống viêm có trong quả. Bên cạnh đó, loại quả này cũng cố hệ thống miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng axit ellagic, một chất chống oxy hóa phenol tự nhiên có trong trái cây và rau củ, và đặc biệt có nhiều trong nước ép phúc bồn tử, giúp chống viêm ở dạ dày và ruột.

Bài thuốc từ quả mâm sôi:

Bài 1: Bổ thận tráng dương:

Ba kích, mâm xôi, thỏ ty tử mỗi thứ 15g cho vào ngâm trong 250ml rượu gạo, sau 7 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 20 – 30ml.

Công dụng: bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, dùng cho các chứng liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau do thận hư gây nên.

Bài 2: Thận suy khí hư:

Chim sẻ 5 con, thỏ ty tử 30 – 45g, mâm xôi 10 – 15g, câu kỷ tử 20 – 30g, gạo tẻ 100g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Tất cả đem nấu thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: tráng nguyên dương, bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối, dùng thích hợp cho các trường hợp thận khí suy hư dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, đầu váng mắt hoa, tai ù tai điếc, di niệu, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư nhiều, muộn con…

Bài 3: Bổ thận ích, ôn dương:

Hải sâm 200g, thịt dê 150g, mâm xôi 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, gia vị vừa đủ. Hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Trước tiên, bỏ phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước rồi cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ thịt dê là được, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.

Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.

Quả mâm xôi!
Quả mâm xôi!

Bài 4: Ổn định tinh binh:

Nữ trinh tử, mâm xôi, tang thầm, câu kỷ tử, tây dương sâm, đường phèn mỗi thứ 150g, ngâm trong 1.500ml rượu gạo, bọc kín để nơi thoáng mát, sau 3 tuần có thể dùng được, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 cốc nhỏ (chừng 20ml), dùng cho các trường hợp suy giảm khả năng sinh dục, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, phụ nữ âm đạo khô rát.

Bài 5: Trị di tinh, mộng tinh:

Mâm xôi, sa uyển tử, sơn thù du, khiếm thực, long cốt, liên tu, mỗi vị 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Công dụng: dùng để chữa các chứng di tinh, mộng tinh.

Một điều cần lưu ý là, mặc dù mâm xôi là một vị thuốc bổ nhưng theo ghi chép của các sách thuốc liều dùng mỗi ngày chỉ từ 10 – 30g.

Bài 6: Chữa đi tiểu nhiều lần:

Mâm xôi, tang phiêu tiêu, ích trí nhân, sơn thù du, mỗi vị 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Công dụng: dùng để chữa chứng đi tiểu nhiều lần, nhất là ở người cao tuổi.

Bài 7: Chữa liệt dương:

Mâm xôi, thỏ ty tử, kỷ tử, ngũ vị tử, xa tiền tử, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước ấm.

Công dụng: chuyên trị liệt dương, di hoạt tinh, muộn con do thận hư. Đây chính là một bài thuốc cổ có tên là “Ngũ tử diễn tông hoàn”.

Làm trà từ quả mâm xôi:

Vài quả Mâm xôi, và thêm vài quả táo đỏ là bạn đã có thể tự chế trà Mâm xôi ngọt dịu, lại còn giúp đẹp da và giảm béo hiệu quả.

* Nguyên liệu:

  • 2 muỗng cà phê hồng trà, nếu không có thì dùng hồng trà túi lọc
  • Mật ong
  • Chanh tươi
  • Vài quả Mâm xôi cắt đôi

* Cách làm:

Cho hồng trà vào một cái ấm, chế nước sôi vào (chừng 500ml, hay hơn một chút cũng được).

Đậy nắp đợi khoảng 2-3 phút cho trà ra mùi, sau đó rót trà ra bỏ xác trà, cho mật ong và nước chanh vắt vô quậy đều, rồi cho quả Mâm xôi vào là dùng được.

* Mách nhỏ: Dùng nóng rất dễ chịu. Nếu thích uống lạnh thì cho vào tủ lạnh đợi lạnh rót ra uống càng ngon, mùi trà thơm thơm mùi Mâm xôi, ngọt ngọt của mật ong, chua chua của chanh rất ngon.

Làm sinh tố mâm xôi:

Quả mâm xôi chứa lượng nước cao, chất xơ cũng nhiều nên khống chế được mức độ đường trong máu rất hữu hiệu. Chỉ cần khoảng 100g mâm xôi đã đáp ứng đủ lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho bạn.

* NGUYÊN LIỆU:

  • 500g quả mâm xôi
  • 1 quả táo
  • 1 muỗng đường nâu
  • 600ml kem vani hoặc sữa chua Hy Lạp
  • 1 nhánh lá bạc hà (nếu thích)

* THỰC HIỆN:

1. Giữ lại một vài quả mâm xôi và vài lát táo dùng để trang trí.

  • Cho phần còn lại và táo vào một chiếc chảo, đậy vung lại, đun trong khoảng 10 phút tới khi nước từ quả mâm xôi và táo chảy ra.
  • Tắt bếp, đổ đường vào và khuấy đều, để nguội.

2. Dùng muôi nghiền nát hỗn hợp mâm xôi rồi dùng lưới lọc để loại bỏ hột.

3. Khuấy hỗn hợp với sữa chua hoặc kem cho đến khi nhuyễn, chia đều vào bốn ly, để trong tủ lạnh vài giờ hoặc qua đêm.

4. Khi ăn có thể cho thêm kem hoặc sữa chua, vài lát táo và lá bạc hà lên trên trông đẹp mắt lại thơm ngon