Trong những năm gần đây, cà gai leo nổi lên là một thần dược dùng để phòng ngừa và chữa trị các bệnh về gan, giải độc gan. Nhà nhà đều đua nhau săn lùng để tìm được những nguồn cung cấp cà gai leo chất lượng cao nhằm đảo bảo sức khỏe cho gia đình và thân hữu. Vậy thực hư về câu chuyện thần dược cà gai leo này ra sao? Những công dụng của cà gai leo đã được xác thực chưa? Và đâu là địa chỉ bán cà gai leo uy tín dành cho mọi nhà? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Cà gai leo là cây gì? Xuất xứ của cây cà gai leo từ đâu?

Theo định danh khoa học từ trang Wikipedia thì cà gai leo là một loại thực vật thuộc nhóm cây nhỡ leo. Loại cây này có tên khoa học là Solanum Procumbens, họ Solalaceae. Cà gai leo phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và các nước Đông Dương, đặc biệt tập trung nhiều ở miền Bắc Việt Nam.

Cây cà gai leo có chiều dài tối đa khoảng 1 mét, gồm nhiều cành có gai, tán xòe rộng dọc theo thân dây leo. Quả cà gai leo dạng quả mọng, màu đỏ, kích thước khoảng 7-10 mm. Hạt cà gai leo màu vàng nhạt dạng thận, kích thước khoảng 3mm. Quả cà gai leo có vị the và theo Đông y thì loại dược liệu này có tính ấm, không độc hại.

cây cà gai leo
Cây cà gai leo chuẩn dùng làm thảo dược cho bệnh gan!

Hiện nay nguồn gốc của cà gai leo dược liệu chủ yếu được khai thác từ thiên nhiên tại các tỉnh từ Huế trở ra Bắc. Những công dụng của cà gai leo ngày càng được tận dụng tối đa và các hoạt chất có lợi trong loài cây này vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu để ứng dụng nhiều hơn vào việc bảo vệ sức khỏe mọi nhà. Xem thêm: Cao cà gai leo mua ở đâu tốt!

Cà gai leo có mấy loại?

Để phân biệt và gai leo, người ta phân biệt thông qua đặc điểm, hình ảnh bên ngoài, chủ yếu là dựa vào màu sắc của hoa cà gai leo. Theo cách chia này, cà gai leo có 2 loại:

Cà gai leo hoa tím: Đặc điểm là có hoa màu tím, thân dây lớn hơn loại hoa trắng. Loại này thường chỉ được dùng để làm hàng rào.

Cà gai leo hoa trắng: Loại này có đặc điểm dây nhỏ, hoa màu trắng. Đây là loại phổ biến, được sử dụng để làm thuốc

Đông y sử dụng thân, rễ và lá của cà gai leo để làm thuốc. Cà gai leo được thu hái lá, thân, rễ, sau đó phơi khô để sắc nước. Khi sắc thuốc có thể kết hợp thêm những thảo dược khác để tăng tác dụng chữa bệnh

Hiện nay thì trên thị trường có thêm nhiều chế phẩm từ trà gai leo như: Viên nang cà gai leo; Trà cà gai leo; Cao cà gai leo… Đây đều là các thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sản phẩm cà gai leo?

Cà gai leo được thu hái lá, thân, rễ, sau đó phơi khô để sắc nước. Có thể sắc cà gai dây cùng những thảo dược khác để tăng tác dụng chữa trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ gan.

Ngoài cách thông thường nói trên, hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm từ cà gai dây như:

  • Viên nang cà gai leo;
  • Trà cà gai leo;
  • Cao cà gai leo…

Đây đều là các thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Người dùng nên sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

Thành phần dược tính của cây cà gai leo

Trong y học cổ truyền thì cà gai leo là một vị thuốc đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay. Loài cây này thường xuất hiện trong các bài thuốc liên quan đến vấn đề về gan. Cà gai leo mới chỉ được Tây y chú ý và nghiên cứu trong khoảng vài chục năm trở lại đây. Các hoạt chất dược liệu trong cây cà gai leo đã và đang được phân tích ngày càng đầy đủ. Sau đây là một số thành phần chính trong cây cà gai leo đã được y học xác nhận:

Saponin steroid:

Đây là một nhóm hoạt chất mạnh mẽ có nhiều trong nhân sâm. Và trong cà gai leo, nó cũng xuất hiện với hàm lượng rất cao. Hợp chất này có khả năng chống oxy hóa, thúc đẩy phục hồi chức năng gan, giải độc gan, làm dịu các cơn đau và góp phần kiềm hãm các tế bào ung thư.

Các alcaloid solasodin:

Đây cũng là một nhóm hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học mạnh. Nhóm chất này có tác dụng chống oxy hóa, làm châm quá trình lão hóa.

Solasodinon:

Hoạt chất này có tác dụng điều hòa men gan, hỗ trợ giải độc gan và thanh lọc các chất độc hại

Diosgenin:

Hoạt chất này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và góp phần tiêu diệt các virus có hại xâm nhập cơ thể.

Glycoancaloid:

Một trong những hoạt chất đặc biệt nhất trong cà gai leo là Glycoancaloid. Hoạt chất này ức chế mạnh sự phát triển bệnh xơ gan, chống oxy hóa.

Các flavonoid:

Những Flavonoid nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ có hàm lượng khá cao trong cà gai leo.

Công dụng của cà gai leo đã được khoa học xác thực

Với sự xuất hiện của những hoạt chất mạnh mẽ như trên thì công dụng của cà gai leo thực sự là một chủ đề có sức hút mãnh liệt với giới y khoa. Hàng loạt những nghiên cứu đã được tiến hành để xác định tác dụng thực sự của loài cây này là gì. Và kết quả được tổng kết lại là những công dung tuyệt vời sau đây:

Phòng ngừa và chữa trị các bệnh về gan

Tác dụng lớn nhất của cây cà gai leo chính là điều trị các bệnh về gan. Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng các loại dược liệu từ cà gai leo có tác động tích cực đến những bệnh về gan như:

  • Xơ gan
  • Gan nhiễm mỡ
  • Ung thư gan
  • Viêm gan siêu vi B
  • Viêm gan C

Theo thống kê của viện Y học Cổ truyền Trung Ương thì hơn 95% bệnh nhân đã có chuyển biến tích cực và rút ngắn quá trình điều trị sau khi dùng cà gai leo. Điểm đặc biệt là người bệnh có thể sử dụng cà gai leo kết hợp với những liệu trình điều trị sử dụng thuốc tân dược. Các tác dụng phụ hoặc kích ứng khi sử dụng chỉ dưới 1%.

Bên cạnh chức năng hỗ trợ điều trị bệnh thì cà gai leo còn được đánh giá rất cao trong tác dụng phòng ngừa các bệnh về gan. Các hoạt tính trong cà gai leo giúp tăng khả năng giải độc gan, loại bỏ các tạp chất gây hại và điều hòa men gan. Do đó tất cả mọi người đều có thể sử dụng những sản phẩm từ cà gai leo để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Xem thêm: Cà gai leo khô!

Hỗ trợ điều trị ung thư

Một tác dụng khác của cà gai leo đã góp phần không nhỏ đưa loài thảo dược này lên vị trí đỉnh cao. Đó chính là hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư da dày, ung thư tuyến tiền liệt…

Cà gai leo có công dụng điều trị ung thư bởi vì những hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh mẽ bên trong loài cây này có khả năng chống oxy hóa ưu việt, kiềm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư, các gốc tự do có nguy cơ gây hại. Sức mạnh đáng kể nhất là đến từ 2 thành phần Saponin và Glycoalcaloid. Đây là 2 hợp chất có chức năng ức chế quá trình lây lan của tế bào ung thư đồng thời làm tiêu giảm những tế bào ung thư có sẵn. Đề tài nghiên cứu về cây cà gai leo của Viện công nghệ khoa học từ nằm 2002 đã xác minh sự có mặt của 2 hoạt chất này đồng thời xác nhận 2 hợp chất này không gây ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư.

Cây cà gai leo hoa trắng!
Cây cà gai leo hoa trắng!

Chữa bệnh viêm vòm họng do virus

Bệnh viêm họng do virus xảy ra khi mặt sau của cổ họng bị các virus có hại xâm nhập. Đây là căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm bằng các phương pháp thông thường. Tuy nhiên công dụng diệt khuẩn của cà gai leo lại thể hiện sự ưu việt khi tham gia hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Những dấu hiệu như đau cổ họng, ngứa hoặc rát cổ họng được thuyên giảm rõ rệt sau liệu trình sử dụng cà gai leo. Điều này có được là nhờ tính năng chống viêm, diệt virus và chống oxy hóa từ những hoạt chất mạnh mẽ có trong cà gai leo.

Như vậy, nếu bạn đang bị những cơn viêm họng virus hành hạ thì hãy chọn cà gai leo làm vũ khí tiêu diệt những khó chịu và ngứa rát cổ họng đi nhé!

Góp phần điều trị bệnh về khớp

Đây là một trong những công dụng được ứng dụng nhiều nhất của cà gai leo sau tác dụng chữa bệnh gan. Hoạt chất Diosgenin và những chất chống oxy hóa chứa trong cà gai leo thể hiện rõ nét sức mạnh dược lý khi nhanh chóng xoa dịu các cơn đau ở bệnh nhân khớp. Những bệnh về khớp có thể chữa trị bằng cà gai leo gồm có:

  • Viêm đa khớp
  • Thấp khớp
  • Phong thấp
  • Tê thấp

Hàng trăm ngàn bệnh nhân khớp trên toàn thế giới đã và đang sử dụng các chế phẩm sinh học từ cà gai leo. Và tại Việt Nam, cái tên cà gai leo cũng xuất hiện phổ biến trong những bài thuốc trị bệnh khớp trong Đông y và là thành phần quen thuộc trong các chiết xuất tân dược chữa khớp.

Chữa các bệnh cảm cúm, dị ứng, viêm xoang

Sức mạnh từ các chất chống oxy hóa và kháng virus trong cà gai leo lại một lần nữa được đề cao khi dùng để chữa trị các chứng cảm cúm, dị ứng, kích ứng hoặc viêm xoang. Những cảm giác khó chịu vì sưng viêm, mệt mỏi, nóng sốt sẽ được giảm tối đa với sự có mặt của cà gai leo trong liệu trình điều trị.

Cách sử dụng cây cà gai leo chuẩn nhất

Những hoạt tính mạnh mẽ chứa trong cà gai leo là về lý thuyết, nhưng trong thực tế thì cách sử dụng cà gai leo mới là điểm mấu chốt quyết định hiệu quả chữa bệnh. Nếu bạn có được nguồn dược liệu quý giá nhưng sử dụng sai cách thì đó là sự lãng phí vô cùng đáng tiếc. Bên cạnh đó, việc sử dụng đúng cách cũng góp phần hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là sự nguy hiểm khi kết hợp không đúng các vị thuốc hoặc chế biến sai tiêu chuẩn làm biến tính dược liệu.

Sau đây là một số cách dùng cà gai leo để tối ưu hóa tính năng của các hoạt chất và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng vị thuốc đa năng này!

Sử dụng cà gai leo đơn thuần

Cách dùng số 1: Pha trà cà gai leo

Lấy 50gam cà gai leo khô (thân, lá, rễ) rửa sạch. Sau đó tráng qua nước sôi 1 lần. Tiếp theo, cho vào một bình cách nhiệt 1 lít và châm đầy nước đun sôi vào. Hãm trà trong bình khoảng 30 phút và sử dụng nóng như uống trà. Loại trà cà gai leo này có thể dùng cho mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác hoặc giới tính. Hương vị của trà rất dễ uống và có tính ấm giúp tăng cường sức khỏe.

Đối với cách dùng này thì các bạn nên chú ý không dùng bình đựng bằng nhựa vì khi gặp nước sôi sẽ sản sinh ra các độc tố có hại cho cơ thể và ảnh hưởng đến dược tính của cà gai leo. Mỗi bình trà chỉ sử dụng trong ngày và trong trạng thái giữ ấm. Tuyệt đối không để qua đêm, không được sử dụng khi mùi vị đã biến đổi.

Cách dùng số 2: Sắc nước cà gai leo

Lấy 50 gam cà gai leo khô như cách 1 mang đi rửa sạch và để ráo. Sau đó dùng nồi đất hoặc ấm nhôm để đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 15 phút. Lấy nước đề nguội và uống trong ngày thay nước lọc.

Đối với cách dùng này thì các bạn lưu ý nếu có nồi đất hoặc ấm đất để sắc là tốt nhất. Vì các hoạt chất sẽ ít nhiều bị giảm công năng khi gặp thành phần kim loại. Nước sắc cà gai leo sẽ có màu vàng nâu, đậm hơn màu nước trà một chút. Mùi vị của nước cà gai leo có hương thơm dịu phảng phất rất dễ chịu. Loại nước này có thể dùng cho cả gia đình vì nó khá lành tính. Đặc biệt là những gia đình có tiền sử bệnh gan thì lại càng nên dùng cà gai leo hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Cận cảnh cây cà gai leo!
Cận cảnh cây cà gai leo gồm hoa và quả!

Sử dụng cà gai leo kết hợp với các vị thuốc khác

Cách dùng số 3: Bài thuốc cà gai leo – xạ đen – mật nhân

Đây là bài thuốc được lương y Hà Văn Tiêu (chủ tịch hội đông y Hà Nội) xây dựng và giới thiệu đến chúng ta. Cách điều chế bài thuốc này cũng rất đơn giản và bạn có thể làm ngay tại nhà.

Chuẩn bị 3 loại dược liệu gồm cà gai leo, cây xạ đen mỗi loại 30 gam và 10 gam rễ mật nhân. Rửa sạch các vị thuốc và đem đi sắc với 1.5 lít nước trong 30 phút là được. Vì sự xuất hiện của mật nhân nên vị của nước thuốc sẽ hơi đắng. Tuy nhiên tác dụng của bài thuốc này lên các bên gan, thấp khớp thì rất tuyệt vời.

Cách dùng số 4: Bài thuốc cà gai leo – giảo cổ lam

Giảo cổ làm cũng là một loại dược liệu có tác dụng giải độc gan, hạ men gan. Do đó khi kết hợp với cà gai leo thì tác dụng bảo vệ gan sẽ được tăng lên gấp bội. Sau đây là một bài thuốc rất đơn giản nhưng hữu hiệu từ hai vị thuốc thân thiện này.

Lấy cà gai leo khô và giảo cổ lam khô mỗi loại 30 gam. Mang cả hai đi rửa sạch và để ráo, lúc này có thể xao nhẹ để tăng hương vị hoặc có thể mang ngay đi sử dụng. Trộn đều 2 vị thuốc lại và hãm trong 1 lít nước sôi. Dùng uống hàng ngày trong 1 tháng  sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Một số câu hỏi về cà gai leo?

Cà gai leo là vị thuốc Nam hay là gì?

Nhiều người tưởng trà cà gai leo và cao cà gai leo sadu là thuốc tây, không phải thuốc nam. Đây là điều khó tránh khỏi đối với người chưa tìm hiểu kĩ về Cà Gai leo.

Hôm nay cagaileosadu.com.vn xin chuyển tới quý vị những thông tin đúng nhất. Cà gai leo hay có tên gọi khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm, là loài thực vật thuộc họ Solanaceae. Loài này phân bố ở các tỉnh miền Bắc trải dài cho đến Huế tại việt nam, lào, campuchia. Loại này từng biết đến là loại cây giải độc tốt nhất cho gan trong đông y.

Khi y học còn chưa phát triển, thì các bài thuốc dân gian về gan được biết đến phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Trong số đó cây dược liệu được chú ý nhất vẫn là cà gai leo.

Cà gai leo là loại thân cây mỡ dài chừng 60-100cm thân nhiều gai lá hình tròn trứng tim, cành xòa rộng thường ra hoa vào tháng 4 – 9 và tạo quả vào tháng 12. Quả cà gai leo mọng nước nhỏ màu đỏ hạt vàng hình thận đĩa vị hơi the ấm. Ngày trước ông bà ta hay sử dụng dễ cà gai leo phơi khô sắc nước uống để điều trị bệnh viêm gan do vi rút hoặc xơ gan. Vì vậy cà gai leo là vị thuốc nam chứ không phải tây y.

Dược tính trong cà gai leo có độc tố không?

Cà gai leo được nghiên cứu và đưa vào sử dụng làm dược liệu phổ biến. Khoa học chứng minh cà gai leo có thể dùng được tất cả các bộ phận thân, lá, rễ.

Phần rễ cây có chứa chất tinh bột và nhiều chất hóa học khác như; ancaloit, glycoancaloit có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn, ức chế quá trình xơ gan.

Theo “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Cà gai leo không mang tác dụng phụ và được viện khoa học công nhận chứng minh lâm sàng

Cà gai leo nên dùng, và chế biến như thế nào?

Đối với cà gai leo tự nhiên người ta thường đào rễ, rửa sạch, thái mỏng và phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu chỉ cần lấy 1 rễ nhỏ của cây cà gai leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra phần rễ cây cà gai leo còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu. Lá và cành cà gai leo sau khi được thu họach sẽ sấy khô sử dụng đun nước uống hằng ngày để phòng và chống các bệnh về gan hoặc được đem nấu cao, nghiền nát thành dạng trà.

Tác dụng của cà gai leo theo khoa học là gì?

Theo như các nghiên cứu của nhà khoa học đặc biệt nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chứng minh được tác dụng bảo vệ gan ức chế viêm gan do virut của hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo.

Thử nghiệm trên 60 bệnh nhân viêm gan B cho thấy; kết quả dùng cà gai leo hoạt động tốt đến 66.7% đối với bệnh nhân viêm gan B mà không gây tác dụng ngoài ý muốn.

Nghiên cứu hỗ trợ điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động bằng Cà gai leo được thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính, trong 2 tháng đã thấy được tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc ). Transaminase và bilirubin trở lại bình thường nhanh hơn so với ban đầu.

Từ những kết quả chúng ta thấy được; cà gai leo có thể làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Đây là một sự đóng góp vô cùng quan trọng của loài cây này. Vì đến nay viêm gan B thể hoạt động vẫn là nỗi lo lắng của ngành Y tế nhiều nước.

Không chỉ trị viêm gan, xơ gan cà gai leo còn là bà thuốc trị những bệnh khác.

  • Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng.
  • Ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp.
  • Làm giải rượu.
  • Chữa ho do viêm họng, rắn cắn.
Cà gai leo!
Cà gai leo!

Tác dụng phụ của cà gai leo

Cà gai leo được biết đến là một loại thuốc Nam lành tính, chữa được nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu cà gai leo có tác dụng phụ hay không? Trong cà gai leo có chứa nhiều dược chất quý. Do đó, nếu người bệnh dùng quá liều lượng sẽ vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những biểu hiện nhẹ như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Vì thế, khi bắt đầu sử dụng cà gai leo, các bạn nên sử dụng một lượng nhỏ, sau đó theo dõi phản ứng của cơ thể với thuốc.

Nếu sau một thời gian sử dụng, người bệnh thấy cơ thể khỏe hơn, không đau đớn, mệt mỏi thì có thể tăng dần liều lượng. Nếu sử dụng đúng liều lượng và dùng đều đặn mỗi ngày thì cà gai leo sẽ không có tác dụng phụ.

Khi sắc thuốc, người bệnh nên chú ý liều lượng, nên tuân thủ theo đúng liều lượng cho phép không nên lạm dụng thuốc, gây tác dụng không mong muốn.

Đối với người bình thường, để bảo vệ lá gan nên uống khoảng 20 – 30g một người/ngày

Đối với người sử dụng để điều trị bệnh nên uống khoảng 100g/người/ngày.

Như vậy, uống cà gai leo thường xuyên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó việc sử dụng cà gai leo thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh

Mua cà gai leo ở đâu tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có hàng trăm hàng ngàn nhà cung cấp dược liệu khác nhau, đặc biệt là đối với loại dược liệu thần kỳ như cà gai leo. Tuy nhiên sự bùng nổ về số lượng đã vô tình làm cho chất lượng của cà gai leo và những sản phẩm từ loài cây này bị mất kiểm soát. Đã có không ít trường hợp “tiền mất tật mang” khi không tìm hiểu kĩ thông tin trước khi mua hàng và trao niềm tin nhầm chỗ.

Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm cà gai leo nguyên chất thì đừng phân vân thêm nữa! Hãy liên hệ ngay một số đơn vị bán cà gai leo như sadu, tuệ linh, nhathuocthanthien.com.vn, yên thuỷ vv…

Lưu ý khi sử dụng cà gai leo

Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên cho uống cà gai leo. Bởi trong thành phần cà gai leo có chứa hàm lượng một số chất không tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nhỏ 6 tuổi không thích nghi được với các dược chất này. Nếu cố dùng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của trẻ. Vì vậy các bậc phụ huynh lưu ý không được tùy tiện cho trẻ sử dụng cà gai leo.

Phụ nữ mang thai hoặc đang con bú không được dùng, nếu có nhu cầu sử dụng cần được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ.

Người dùng không nên quá lạm dụng cà gai leo để chữa bệnh hoặc làm đẹp. Việc lạm dụng cà gai leo không những không đem lại tác dụng như ý muốn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang điều trị theo phương pháp Tây y thì không nên tự ý bỏ thuốc Tây để sử dụng các chế phẩm, nước sắc từ cây cà dây. Bởi các chế phẩm từ cà gai leo chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Việc kết hợp hai phương pháp sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn.

Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, thăm khám bác sĩ định kỳ. Như vậy, khả năng lành bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.