Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris hay còn gọi là ngải nhung, ngải diệp. Ngải cứu có lá xẻ lớn kiểu lông chim, màu xanh, nhọn và có nhiều lông nhỏ trắng như lớp nhung. Cây ngải cứu có vị đắng, rất đắng nếu có sấm và đắng ngọt hậu nếu hái non, thời tiết đẹp.

Tác dụng cây ngải cứu!

Ngải cứu có rất nhiều tác dụng như; cầm máu, tẩm bổ, làm thuốc, làm rau sống, chứa cảm cúm, đau mỏi xương khớp. Hôm nay 1top.vn sẽ giới thiệu chi tiết công dụng, cách sử dụng ngải nhung hiệu quả nhất.

Bộ phận sử dụng!

Cây ngải cứu chỉ sử dụng được lá và phần ngọn non, để đảm bảo tốt nhất thì nên sử dụng lá bánh tẻ, vì đây là thời kỳ có dược tính cao nhất.

Cây ngải cứu nhung!
Cây ngải cứu nhung!

Cách sử dụng ngải cứu!

Dưới đây là là tổng hợp 8 cách sử dụng ngải cứu phổ biến nhất mà 1top.vn sưu tầm được. Bài viết có sưu tầm cả kinh nghiệm dân gian, vì thế nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.

  • Cầm máu:

Trong cây ngải cứu có chứa nhiều dược chất rất tốt cho việc cầm máu, đặc biệt là flavonoid, đây là loại polyphenol có tác dụng kháng viêm rất tốt.

Cách làm: 

  • Dùng 1 nắm ngải tươi hoặc đã sấy khô.
  • Thêm 1/2-1/3 thìa cà phê muối.

Cách dùng:

Nếu bị thương, vết thương hở ngoài da, có chảy máu thì dùng ngải cứu trộn muối giã nhỏ đắp lên vết thương, chỉ một lát là máu sẽ cầm.

  • Giảm đau xương khớp:

Nhắc đến ngải cứu, người ta thường nhắc đến công dụng tẩm bổ và trị đau nhức xương khớp đầu tiên. Trong cây ngải cứu có chứa Tamin và Mineol giúp giảm sưng tấy, giảm đau, làm mềm cơ, giúp cơ thể thoải mái.

Cách làm 1:

  • 1 nắm ngải cứu chừng (200-300gram)
  • 1/2 thìa cà phê muối trắng

Cách dùng 1:

Cho ngải cứu và muối vào chảo hoặc nồi đảo đều cho nóng, mềm rồi cho ngải ra khăn đắp lên vùng đau, thoát vị, xương khớp, làm liên tục trong 1-3 ngày cơn đau sẽ giảm rõ rệt, dùng đều đặn sẽ giúp đẩy lùi cơn đau dài hạn.

Cách làm 2:

  • Dùng 1 nắm ngải cứu
  • 1 thìa mật ong

Cách dùng 2:

Cho hỗn hợp trộn đều, giã nhuyễn lấy nước rồi chắt ra cốc uống, ngày 2 lần vào trưa và tối, sử dụng đều đặn cơn đau nhức xương khớp sẽ được đẩy lùi.

  • Điều hoà kinh nguyệt:

Ngải cứu có tác dụng tẩm bổ và hành huyết rất tốt, vì vậy người xưa thường dùng để điều kinh cho chị em phụ nữ.

Cách làm:

  • Dùng 1 nắm ngải cứu (200g)
  • Thêm 500ml nước sạch.

Cách dùng:

Đun sôi hỗn hợp ngải cứu tươi lên rồi uống 3 lần/ ngày chia sáng-trưa-tối. Sử dụng đều đặn 2-3 ngày sẽ ổn định hơn.

Ngoài ra có thể sử dụng thêm cảm thảo, ích mẫu kết hợp hãm uống cũng khá hiệu quả với tỷ lệ 1-1.

  • Chữa đau dầu – cảm cúm:

Để tăng hiệu quả trong chữa trị cảm cúm, đau đầu thì chúng ta phải kết hợp với một vài vị nữa. Vì dùng nguyên ngải cứu sẽ không mang lại được công hiệu thực sự.

Cách làm:

  • Ngải cứu tươi 300gram
  • Tía tô tươi 100gram
  • Tần dầy lá 100gram
  • Sả lá 50ram
  • Nước lọc 500mlml

Cách dùng:

Đun hỗn hợp thành phần trên đến khi còn 2/3 nước chắt ra uống ngày 3 lần. Sử dụng đều đặn từ 2-3 ngày sẽ giảm các triệu chứng của cúm và đau đầu.

  • Giảm cân:

Sử dụng ngải để giảm cân là một phương pháp mới, được chị em truyền tay nhau sử dụng thời gian qua. Cách sử dụng khá đơn giản.

Cách làm:

  • Ngải cứu 2kg
  • Muối hột 1kg
  • Túi vải to

Cách dùng:

Rang ngải cứu và muối hột thật nóng, rồi trộn đều 2 thành phần lại với nhau, đổ vào túi vải chườm bụng 2 lần/ ngày. Việc sử dụng ngải với muối nóng sẽ giúp đánh tan mỡ bụng, giảm lượng mỡ tích tụ trong bụng lâu ngày.

  • Dưỡng nào:

Ngải cứu giúp lưu thông máu tốt, vì vậy sử dụng ngải cứu thường xuyên sẽ giúp lượng máu lưu thông lên nào tốt hơn, ổn định hơn.

Cách làm:

  • Ngải cứu tươi 1 nắm (20-30gram)
  • Chứng gà 2 quả

Cách dùng:

Thái nhỏ ngải cứu, trộn đều với trứng gà rồi cho lên rán, thêm chút gia vị sẽ giúp món ăn trở nên tuyệt hảo hơn. Sử dụng đều đặn sẽ tốt cho mạch máu não, máu não.

Bên dưới lá ngải cứu!
Bên dưới lá ngải cứu!
  • Tăng cường sức khoẻ:

Sử dụng ngải cứu tần gà hoặc thịt là cách mà từ lâu ông cha ta đã sử dụng. Đặc biệt giúp người ốm, yếu mau lấy lại sức, tăng cường thể lực hiệu quả.

Cách làm:

  • Ngải cứu tươi 200-300gram
  • Sâm đương quy 50ram
  • Câu kỳ tử 20gram
  • Lê tươi 1-2 quả
  • Gà ác 1 con
  • Nước sạch 400ml hoặc hơn (tuỳ ý)

Cách dùng:

Cho hỗ hợp trên vào nồi, hầm nhỏ lửa, thêm gia vị hầm đến khi gà mền vừa phải đem ra sử dụng. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn liên tiếp trong 2 tuần để hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ ngải cứu!

Ngải cứu tuy tốt nhưng dùng nhiều sẽ không tốt. Vì vậy sử dụng phải đảm bảo đúng đủ liều lượng, tránh gây ra tác hại không mong muốn như; co giật, ảo giác, hay quên. Một số đối tượng sau nên cân nhắc khi sử dụng cây ngải cứu:

  • Phụ nữ mới mang thái dưới 3 tháng tuổi.
  • Người viêm gan nặng, xơ gan.
  • Người rối loạn ruột hoặc xơ vữa động mạch vành.
  • Người bị bệnh về thận như; sỏi thận.

Địa chỉ bán cây ngải cứu!

Cây ngải cứu có mặt ở khớp nơi, mọi vùng miền, vì vậy quý vị có thể tìm thấy ngay tại nơi mình sinh sống, hoặc ở trong vườn, ngoài chợ. Việc mua ngải cứu không hề khó khăn.

Một số sản phẩm từ ngải cứu!

Cây ngải cứu nhung đã được nhiều Công ty chế biến thành các sản phẩm như tinh dầu, dầu, bài thuốc sử dụng. Dưới đây là một số nhãn đang bán hiện nay:

Hai đơn vị trên đang cung cấp dầu ngải theo phướng thức xịt và xoa lên da. Mỗi đơn vị có cách chế bến, kết hợp khác nhau. Quý vị có thể tham khảo thêm để hiễu hơn hơn sản phẩm.

Kết luận!

Việc sử dụng cây ngải cứu nhung đúng liều lượng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng sử dụng quá mức cũng gây ra những tác hại không mong muốn. Vì vậy hãy tự trang bị kiến thức cho mình bằng việc hỏi thêm ý kiến chuyên gia, người trong nghề. Không nên tự tiện sử dụng nếu chưa hiểu rõ tác hại của cây ngải cứu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây ngải cứu, cách sử dụng ngải cứu cho từng loại bệnh khác nhau. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về ngải cứu nhung. Xem thêm: Cây cà gai leo!

Nguồn: http://tinhdaungai.net/